Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm: tư vấn, quy trình chuẩn

Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng, đối tác và báo chí. Một sự kiện ra mắt thành công không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu mà còn tạo dấu ấn tích cực và thu hút sự quan tâm từ công chúng.

Trong bài viết này, Will Event sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết trong quy trình tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm, từ việc lên kế hoạch, thiết lập ý tưởng sáng tạo, đến quản lý chi tiết ngân sách sự kiện.

sự kiện ra mắt sản phẩm Eoonight x3

Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm là gì?

Lễ ra mắt sản phẩm mới (Product Launch Event) là sự kiện giới thiệu, công bố sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu vừa mới ra đời để gây chú ý và thu hút khách hàng, tạo ra nhận thức thương hiệu, và mục đích sau cùng là bán được sản phẩm, dịch vụ đó.

sự kiện ra mắt sản phẩm Xiaomi Flagships 2024

Đây là dịp quan trọng để thu hút truyền thông, khách hàng và các chuyên gia trong ngành. Và là cơ hội để tạo ra sự quan tâm, thúc đẩy doanh số bán hàng, đồng thời thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường.

Sự kiện ra mắt có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các buổi gặp gỡ trực tiếp, sự kiện trực tuyến hoặc mô hình kết hợp.

Tại sao nên tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm?

Lễ ra mắt sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng tiêu dùng và đối tác. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời của một thương hiệu hay một dòng sản phẩm nào đó trong quá trình kinh doanh. Vậy nên việc tổ chức lễ ra mắt sản phẩm có những mục đích và ý nghĩa như sau:

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới

giới thiệu các sản phẩm mới

Sự kiện ra mắt sản phẩm mới là dịp quan trọng để các công ty giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhất của mình tới công chúng. Thông qua sự kiện, các công ty có thể giới thiệu một cách toàn diện về tính năng, chức năng, ưu điểm và các thông tin khác của sản phẩm mới, giúp khách hàng hiểu và có cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm và dịch vụ.

Thu hút truyền thông, phủ thương hiệu

sự kiện ra mắt sản phẩm thu hút nhiều truyền thông

Sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường mời giới truyền thông tham gia. Các công ty có thể sử dụng sức mạnh của truyền thông để tăng độ nhận diện và tầm ảnh hưởng của sản phẩm mới. Ngoài ra, việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông cũng có thể giành được sự công nhận và tin tưởng từ bên thứ ba đối với các công ty.

Đo lường mức độ đón nhận của khách hàng

Đây là cơ hội để khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của mình. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được những phản hồi về sản phẩm trước khi được bày bán trên thị trường. Đồng thời, nó sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để từ đó khắc phục, nâng cấp, cải tiến sản phẩm.

Các hình thức tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới phổ biến

Tùy vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ cũng như là mục đích của doanh nghiệp mà có nhiều hình tổ thức tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm khác nhau. Dưới đây là 3 hình thức tổ chức phổ biến nhất và được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công:

Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới (Event launching)

Sự kiện ra mắt sản phẩm của Xiaomi

Đây là một sự kiện quy mô lớn, thường được tổ chức tại các địa điểm sang trọng với nhiều hoạt động như biểu diễn, triển lãm sản phẩm, nhận quà, trải nghiệm trực tiếp.

  • Ưu điểm: Tạo ấn tượng mạnh mẽ, tạo cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Nhược điểm: Chi phí tổ chức cao.

Tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm mới (Press Conference)

sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Pure

Đây là hình thức truyền thống và phổ biến nhất. Doanh nghiệp sẽ mời các phóng viên, báo chí đến tham dự để giới thiệu sản phẩm mới.

  • Ưu điểm: Tạo sự lan tỏa thông tin nhanh chóng và rộng rãi qua các kênh truyền thông.
  • Nhược điểm: Chi phí mời các cơ quan báo chí có tiếng, uy tín rất cao.

Tổ chức buổi kích hoạt ra mắt sản phẩm mới (Brand Activation)

sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Uriage

Đây là các hoạt động tương tác trực tiếp với khách hàng tại các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, trường học, công viên,…những nơi mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn hay lui tới. Doanh nghiệp sẽ mang đến nhiều sản phẩm dùng thử để khách hàng được trải nghiệm trực tiếp về sản phẩm và có những thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay sau khi sử dụng sản phẩm.

  • Ưu điểm: Chi phí rẻ, phù hợp cho những sản phẩm mới, nhỏ đang phát triển.
  • Nhược điểm: Ít mang tính long trọng và chuyên nghiệp.

Quy trình tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm chi tiết

Dưới đây là quy trình tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm với 7 bước chi tiết:

Tìm hiểu thông tin về sản phẩm

Sự kiện ra mắt điện thoại mới

Mục đích chính của loại hình sự kiện này là để ra mắt sản phẩm và giới thiệu sản phẩm. Do đó, việc đầu tiên cần phải làm là hiểu rõ thông tin về sản phẩm.

Nên tìm hiểu đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ như:

  • Loại hình sản phẩm, dịch vụ
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Điểm mạnh/ điểm yếu của sản phẩm
  • Đối thủ cạnh tranh.
  • Nhu cầu về sản phẩm trên thị trường
  • Các thông số chi tiết

Lên ý tưởng cho buổi lễ ra mắt sản phẩm mới

Ý tưởng là linh hồn của một sự kiện thành công. Một ý tưởng độc đáo, sáng tạo sẽ giúp sự kiện của bạn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng và tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Các nguồn cảm hứng để tìm ý tưởng:

  • Sản phẩm: Lấy cảm hứng từ tính năng, hình dáng, màu sắc của sản phẩm.
  • Thương hiệu: Áp dụng các yếu tố đặc trưng của thương hiệu vào ý tưởng sự kiện.
  • Xu hướng: Theo dõi các xu hướng hiện tại trong ngành tổ chức sự kiện và marketing.
  • Khách hàng: Nghiên cứu sở thích và hành vi của khách hàng để tạo ra những trải nghiệm phù hợp.

Sự kiện ra mắt camera công nghệ AI mới

Một số ý tưởng sáng tạo cho sự kiện ra mắt sản phẩm:

  • Tạo ra một câu chuyện: Xây dựng một câu chuyện hấp dẫn xung quanh sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng.
  • Tạo ra một trải nghiệm tương tác: Cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm thông qua các hoạt động trải nghiệm, trò chơi, phát mẫu thử.
  • Sử dụng công nghệ: Áp dụng các công nghệ hiện đại như thực tế ảo, tăng cường thực tế để tạo ra những trải nghiệm độc đáo.
  • Tổ chức một cuộc thi: Tổ chức một cuộc thi nhỏ để thu hút sự tham gia của khách hàng và tạo ra sự hào hứng.
  • Mời người nổi tiếng: Người nổi tiếng sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội và thu hút được một lượng lớn sự chú ý từ khách hàng.
  • Tổ chức một buổi biểu diễn: Tổ chức một buổi biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật để tạo không khí sôi động.

Ví dụ: Sự kiện ra mắt sản phẩm thời trang: Tổ chức một fashion show với sự tham gia của các người mẫu nổi tiếng, cùng với một bữa tiệc cocktail sau đó.

Xác định thời gian tổ chức sự kiện

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham dự, sự kiện nên được tổ chức vào cuối tuần hoặc buổi tối. Thời điểm lý tưởng là khoảng 2 tuần trước khi sản phẩm chính thức ra mắt, giúp tạo sự mong đợi và hào hứng. Với thời lượng từ 1,5 đến 2 tiếng, sự kiện vừa đủ để giới thiệu sản phẩm một cách trọn vẹn, vừa tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.

4 hạng mục cần chuẩn bị cho lễ ra mắt sản phẩm mới

Xác định địa điểm tổ chức

Địa điểm không chỉ là nơi diễn ra sự kiện mà còn góp phần tạo nên không khí, ấn tượng và truyền tải thông điệp của sản phẩm đến khách mời.

Một vài địa điểm thường được sử dụng để tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm:

  • Khách sạn:

Ưu điểm: Không gian sang trọng, đa dạng các phòng chức năng, dịch vụ chuyên nghiệp.

Nhược điểm: Chi phí thường cao, có thể bị giới hạn về thời gian và sức chứa.

  • Trung tâm hội nghị:

Ưu điểm: Không gian lớn, linh hoạt, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.

Nhược điểm: Có thể khá đơn điệu, không thể hiện được điểm đặc trưng của thương hiệu.

Không gian tổ chức sự kiện ra mắt dự án mới của Phát Đạt Group

  • Nhà hàng:

Ưu điểm: Không gian ấm cúng, thích hợp cho các sự kiện quy mô vừa và nhỏ.

Nhược điểm: Hạn chế về không gian và số lượng khách mời.

  • Không gian mở:

Ưu điểm: Tạo cảm giác mới lạ, độc đáo, phù hợp với các sự kiện theo chủ đề.

Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cần chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án dự phòng.

  • Không gian của doanh nghiệp:

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, tạo cảm giác thân thuộc.

Nhược điểm: Sức chứa ít và không có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.

Các tiêu chí đánh giá khi lựa chọn địa điểm:

  • Sức chứa: Có đủ không gian để chứa số lượng khách mời dự kiến.
  • Vị trí: Địa điểm tổ chức phải thuận tiện cho đối tác, khách hàng, truyền thông di chuyển.
  • Trang thiết bị: Nơi tổ chức cần có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho sự kiện.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng nhanh các yêu cầu.
  • Giá cả: So sánh giá cả của các địa điểm khác nhau để lựa chọn được địa điểm phù hợp với ngân sách.

Xây dựng kế hoạch chi tiết

Sau khi đã có ý tưởng, địa điểm và thời gian tổ chức, bước tiếp theo là lên một chương trình chi tiết để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đề ra.

Lễ ra mắt sản phẩm mới tấm ốp dapro

Cấu trúc chung của một chương trình ra mắt sản phẩm:

Phần mở đầu:

  • Đón khách: Tạo không khí ấm cúng, chào đón khách mời.
  • Giới thiệu về sự kiện: Nhắc lại mục đích của sự kiện, tạo sự háo hức.
  • Màn biểu diễn mở màn: Tạo ấn tượng mạnh ngay từ đầu.

Phần chính:

  • Bài phát biểu khai mạc: Giới thiệu về công ty, sản phẩm và tầm nhìn.
  • Trình diễn sản phẩm: Trực tiếp giới thiệu sản phẩm, demo các tính năng nổi bật.
  • Các hoạt động tương tác: Cho khách hàng tham gia trải nghiệm sản phẩm, trò chơi, mini game.
  • Biểu diễn nghệ thuật: Tạo không khí vui tươi, sôi động.

Phần kết:

  • Tóm tắt những điểm nổi bật của sản phẩm.
  • Thông báo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi.
  • Cảm ơn khách mời.

Tiến hành công tác truyền thông

Thực hiện công tác truyền thông trước và sau khi ra mắt sản phẩm mới được xem là cách làm hiệu quả giúp doanh nghiệp khuếch trương thương hiệu và thu hút sự chú ý của các đối tác, khách hàng.

Chi Pu làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm

Chiến lược truyền thông tham khảo:

  • Xây dựng câu chuyện: Tạo một câu chuyện hấp dẫn xung quanh sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Tạo sự tương tác: Khuyến khích khách hàng tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội bằng cách đặt câu hỏi, tổ chức các cuộc thi.
  • Tận dụng người nổi tiếng: Mời các influencer hoặc người nổi tiếng trong ngành liên quan đến sản phẩm để tham gia quảng bá.
  • Tạo sự khan hiếm: Tạo cảm giác sản phẩm rất được mong đợi bằng cách giới hạn số lượng hoặc tạo các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Xây dựng hệ thống tiếp thị (Re-marketing)

Mục tiêu cuối cùng của sự kiện ra mắt sản phẩm là bán được hàng và tăng doanh số. Do đó việc thu thập ý kiến, thông tin khách hàng sau hoạt động là rất cần thiết.

Kịch bản tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới chuẩn

Dựa vào quy trình trên, dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý 1 kịch bản phổ biến về tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới:

Hoạt động Thời gian Mô tả

Đón khách

18:00 – 19:00 Khách mời check-in, nhận quà lưu niệm, chụp hình tại backdrop. Phục vụ tiệc nhẹ (teabreak) để khách mời thư giãn và giao lưu.

Khai mạc sự kiện

19:00 – 19:10 MC chào mừng khách mời, giới thiệu về chương trình. Đại diện công ty phát biểu khai mạc, chia sẻ tầm quan trọng của sự kiện.

Giới thiệu sản phẩm mới

19:10 – 19:30 Clip giới thiệu sản phẩm trình chiếu trên màn hình LED. Đại diện công ty trình bày chi tiết về thiết kế, tính năng và ưu điểm nổi bật. Chuyên gia hoặc khách hàng trải nghiệm trước chia sẻ cảm nhận thực tế.

Nghi thức ra mắt sản phẩm

19:30 – 19:50 Sử dụng hiệu ứng đặc biệt (kéo màn, đèn LED, âm thanh sôi động) để chính thức công bố sản phẩm. Ban lãnh đạo, đối tác cùng thực hiện nghi thức ra mắt. Tiết mục biểu diễn đặc sắc được lồng ghép để tăng sự hấp dẫn.

Trải nghiệm sản phẩm

19:50 – 20:10 Khách mời tham quan khu trưng bày, trải nghiệm thực tế sản phẩm. Nhân viên hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và giải đáp thắc mắc. Mini game tương tác giúp khách mời hiểu rõ hơn về sản phẩm và nhận quà tặng.

Giao lưu & Hỏi đáp

20:10 – 20:30 MC mời khách mời đặt câu hỏi về sản phẩm. Đại diện công ty hoặc chuyên gia giải đáp. Sau đó, khách mời cùng chụp hình kỷ niệm.

Tiệc tối & Bế mạc

20:30 – 21:00 Khách mời tham gia tiệc tối, giao lưu và kết nối. MC gửi lời cảm ơn, tổng kết chương trình và chính thức bế mạc sự kiện.

Cảm ơn & Tặng quà

21:00 – 21:30 Đại diện công ty ra tiễn khách, gửi lời cảm ơn và tặng kèm sản phẩm mới hoặc vourcher giảm giá khi mua sản phẩm/dịch vụ mới

Ý tưởng tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới độc lạ

Nếu bạn đã quá quen thuộc với 1 kịch bản chung chung, nhàm chán, thì 4 ý tưởng mới lạ dưới đây sẽ giúp bạn tổ chức 1 sự kiện ra mắt hoành tráng, gây hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR/AR) để trải nghiệm sản phẩm

Khách hàng trải nghiệm VR trong lễ ra mắt sản phẩm mới

Thay vì ra mắt sản phẩm theo cách truyền thống, khách mời sẽ được trải nghiệm sản phẩm trong không gian thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR). Công nghệ này giúp khách mời khám phá các tính năng, thiết kế và khả năng vận hành của sản phẩm theo cách hoàn toàn mới, không bị giới hạn bởi không gian vật lý.

Ví dụ:

  • Nếu sản phẩm là ô tô, khách có thể ngồi vào xe và lái thử trong môi trường mô phỏng.
  • Nếu là bất động sản, khách có thể tham quan căn hộ mẫu dù chưa được xây dựng ngoài đời thực.
  • Nếu là mỹ phẩm, khách có thể dùng filter AR để “thử” màu son, kiểu tóc hoặc trang điểm trước khi mua.

Trình diễn sản phẩm mới qua Drone Light Show

Trình diễn Drone Light trong lễ hội ra mắt bia Larue

Thay vì trình diễn sản phẩm trên sân khấu thông thường, hàng trăm drone bay trên bầu trời để xếp thành hình ảnh, logo hoặc mô tả sản phẩm.

Drone bay theo kịch bản, tạo ra hiệu ứng 3D khổng lồ trên bầu trời, giúp mọi người thấy được thiết kế sản phẩm theo một cách hoàn toàn mới. Khi sản phẩm xuất hiện giữa không trung, âm thanh và ánh sáng sẽ đồng bộ để tạo trải nghiệm mãn nhãn.

Truyền thống hóa sản phẩm – Kể chuyện dân gian

Trình diễn lễ hội dân gian cho sự kiện ra mắt sản phẩm

Xây dựng câu chuyện ra mắt sản phẩm bằng cách lồng ghép vào một truyền thuyết hoặc câu chuyện dân gian Việt Nam, giúp sản phẩm trở nên gần gũi và có chiều sâu văn hóa.

Sự kiện diễn ra trên một sân khấu mang phong cá ch cổ trang, như hội làng hoặc cung đình Huế. Một vở kịch ngắn dựa trên truyền thuyết dân gian sẽ được biểu diễn, trong đó sản phẩm đóng vai trò trung tâm.

Triển lãm “Tương Lai Việt Nam” – Công nghệ kết hợp văn hóa

Khách hàng trải nghiệm AR/VR cho sự kiện sản phẩm mới

Tổ chức triển lãm đa giác quan, nơi khách mời bước vào không gian kết hợp giữa truyền thống & công nghệ, nhìn thấy tương lai Việt Nam qua sản phẩm.

Dựng không gian với 3 khu vực chính: Quá khứ (truyền thống Việt Nam), Hiện tại (thị trường hiện nay), Tương lai (công nghệ sản phẩm). Ứng dụng AR: Khi khách cầm điện thoại lên và quét không gian, họ sẽ thấy hình ảnh Việt Nam năm 2050 với sản phẩm xuất hiện trong đời sống hàng ngày.

Những lưu ý tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới thành công, gây tiếng vang lớn

Để một sự kiện ra mắt sản phẩm mới không chỉ thành công mà còn tạo được tiếng vang lớn, các doanh nghiệp cần chú trọng vào nhiều yếu tố quan trọng.

Chiến lược nội dung rõ ràng và hấp dẫn

Văn hóa truyền thống trong nội dung giới thiệu sản phẩm mới

Một sự kiện ra mắt sản phẩm không thể thành công nếu thiếu đi một cốt truyện mạnh mẽ. Nội dung chương trình cần có sự kết nối chặt chẽ, không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm mà phải tạo ra một câu chuyện truyền cảm hứng. Điều này bao gồm việc xác định thông điệp cốt lõi của sản phẩm, lý do nó ra đời và giá trị mà nó mang lại cho khách hàng.

Phần giới thiệu sản phẩm nên được thiết kế như một điểm nhấn cao trào, thay vì chỉ đơn giản trình chiếu một video hay phát biểu từ đại diện công ty. Các thương hiệu lớn trên thế giới như Apple hay Tesla luôn biết cách tạo sự háo hức cho khách mời trước thời điểm công bố sản phẩm bằng những màn trình diễn công nghệ ấn tượng hoặc phần dẫn dắt kịch tính từ CEO.

Trải nghiệm khách mời cá nhân hóa và ấn tượng

Khách hàng trải nghiệm thực tế sản phẩm mới tại xưởng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của sự kiện chính là trải nghiệm của khách mời. Ngay từ khi bước chân vào sự kiện, họ cần cảm nhận được sự chỉn chu, chuyên nghiệp và độc đáo. Không gian phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm, ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng thị giác cần được điều chỉnh để tạo cảm xúc.

Tuy nhiên, trải nghiệm không chỉ dừng lại ở việc trang trí hay chương trình biểu diễn. Tương tác cá nhân hóa là yếu tố giúp sự kiện ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách tham dự. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cho khách mời tự mình trải nghiệm sản phẩm theo cách riêng, nhận quà tặng cá nhân hóa hoặc tham gia vào các hoạt động tương tác như gamification, thử thách thực tế ảo (AR/VR).

Hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ và lan tỏa

Khách hàng xếp hàng dự sự kiện ra mắt sản phẩm

Không có một sự kiện ra mắt sản phẩm nào thực sự thành công nếu thiếu đi sự bùng nổ truyền thông. Một kế hoạch truyền thông bài bản cần được triển khai trước, trong và sau sự kiện.

  • Trước sự kiện, cần có chiến lược gây tò mò, chẳng hạn như những đoạn teaser ngắn, chiến dịch đếm ngược hoặc các hoạt động tương tác trên mạng xã hội. Việc hợp tác với KOLs, influencers có sức ảnh hưởng trong ngành cũng giúp sự kiện được chú ý nhiều hơn.
  • Trong sự kiện, yếu tố “viral” cần được thúc đẩy bằng những nội dung dễ chia sẻ như khu vực check-in độc đáo, màn trình diễn mãn nhãn hoặc các hiệu ứng công nghệ mới lạ.
  • Sau sự kiện, việc tiếp tục duy trì “độ nóng” là vô cùng quan trọng. Những hình ảnh, video highlight của sự kiện cần được đăng tải nhanh chóng, đồng thời tận dụng phản hồi từ khách tham dự để tạo nội dung tiếp nối trên truyền thông.

Ứng dụng công nghệ để tăng tính tương tác

Ứng dụng công nghệ trình diễn LED trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới

Một sự kiện hiện đại không thể thiếu công nghệ, đặc biệt khi khách hàng ngày càng yêu cầu sự sáng tạo và đột phá. Công nghệ không chỉ giúp tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ mà còn tăng tính tương tác, giúp khách mời có trải nghiệm nhập vai với sản phẩm.

Một số công nghệ đang được ứng dụng phổ biến trong các sự kiện ra mắt sản phẩm:

  • Thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR): Cho phép khách tham dự tương tác với sản phẩm ngay cả khi chưa ra mắt chính thức.
  • Hologram 3D: Tạo ra hiệu ứng hiển thị sản phẩm lơ lửng giữa không trung, gây ấn tượng mạnh.
  • Livestream đa nền tảng: Đưa sự kiện đến với hàng triệu người xem trực tuyến, mở rộng phạm vi tiếp cận.
  • Ứng dụng AI & Chatbot: Hỗ trợ khách tham dự nhận thông tin cá nhân hóa về sản phẩm một cách nhanh chóng.

Duy trì hiệu ứng và chuyển đổi khách hàng sau sự kiện

Một sai lầm phổ biến của nhiều doanh nghiệp là kết thúc sự kiện mà không có chiến lược hậu sự kiện. Thành công thực sự của một sự kiện không nằm ở những gì diễn ra trong vài tiếng đồng hồ, mà là hiệu ứng kéo dài sau đó.

Ngay sau sự kiện, cần có những hoạt động tiếp nối như:

  • Gửi thư cảm ơn đến khách mời, đối tác và báo chí.
  • Chia sẻ hình ảnh, video highlight trên tất cả các kênh truyền thông.
  • Phát hành thông cáo báo chí để tổng kết và nhấn mạnh giá trị sản phẩm.
  • Tạo chiến dịch khuyến mãi đặc biệt cho khách tham dự sự kiện để khuyến khích họ mua hàng ngay sau đó.

Chi phí tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới bao nhiêu tiền?

Dưới đây là bảng chi phí tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mang tính tổng quát, có thể điều chỉnh theo quy mô và yêu cầu cụ thể của từng sự kiện.

Hạng mục Mô tả Chi phí (VNĐ)
Địa điểm tổ chức Thuê hội trường, trung tâm sự kiện (150-200 khách) 50.000.000
Trang trí & thiết kế Backdrop, sân khấu, standee, bàn ghế cao cấp 40.000.000
Thiết bị âm thanh – ánh sáng Loa, micro, đèn LED, màn hình LED 80.000.000
Sản xuất nội dung Video giới thiệu, teaser, hình ảnh quảng bá 50.000.000
Nhân sự sự kiện MC, PG, nhân viên kỹ thuật, điều phối viên 30.000.000
Biểu diễn nghệ thuật Ca sĩ, nhóm nhảy, trình diễn công nghệ 70.000.000
Dịch vụ tiệc & teabreak Teabreak cho khách (150-200 suất) 40.000.000
Quà tặng & ưu đãi Gift box, voucher, quà lưu niệm 30.000.000
Truyền thông & marketing Quảng cáo, PR, livestream, báo chí 100.000.000
Hậu cần & chi phí khác Vận chuyển, bảo vệ, giấy phép tổ chức 30.000.000

Ghi chú:

  • Mức giá trên áp dụng cho một sự kiện quy mô trung bình (150 – 200 khách).
  • Nếu tổ chức sự kiện lớn hơn (từ 500 khách), chi phí có thể tăng gấp 2-3 lần.
  • Để tối ưu chi phí, có thể hợp tác với đối tác tài trợ, sử dụng nền tảng trực tuyến để giảm thiểu các khoản chi phí vật lý.
  • Chi phí chưa bao gồm thuế VAT

Bạn có thể tham khảo báo giá tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới chi tiết ở đây.

Tạ̣i sao nên chọn dịch vụ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới tại Will Event

Dịch vụ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm trọn gói tại Will Event được xây dựng nhằm giúp mang tới giải pháp tổ chức sự kiện tổng thể giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí mà vẫn yên tâm sở hữu được một sự kiện hoành tráng, quy mô và chất lượng. 

quá trình setup sự kiện ra mắt sản phẩm tại Will Event

Bao gồm:

  • Lập kế hoạch và ý tưởng sáng tạo: Will Event sẽ cùng doanh nghiệp lên ý tưởng cho sự kiện, đảm bảo sự độc đáo và phù hợp với hình ảnh thương hiệu. 
  • Thiết kế và trang trí sự kiện: Đội ngũ của Will Event chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế backdrop, sân khấu, booth chụp ảnh, standee, trang trí không gian,…
  • Trang thiết bị hiện đại: sở hữu hệ thống âm thanh, ánh sáng và màn hình LED tiên tiến nhất, được điều chỉnh và lắp đặt bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. 
  • Quản lý và điều phối sự kiện: Một điểm khác biệt lớn của Will Event là khả năng quản lý sự kiện từ A đến Z, từ khâu chuẩn bị cho đến kết thúc. Đội ngũ chuyên gia của Will Event luôn có mặt tại sự kiện để giám sát và xử lý mọi tình huống phát sinh, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và chuyên nghiệp nhất. Sự sát sao và cẩn thận này là yếu tố mà ít đối thủ nào có thể sánh được.
  • Chương trình biểu diễn và giải trí: Hỗ trợ tổ chức các tiết mục biểu diễn phù hợp với tinh thần của sự kiện, từ ca nhạc, múa, đến các màn trình diễn nghệ thuật độc đáo, tạo thêm điểm nhấn và mang đến trải nghiệm thú vị cho khách mời.
  • Dịch vụ truyền thông và quay phim, chụp ảnh chuyên nghiệp: Will Event chú trọng đến việc xây dựng nội dung truyền thông trước, trong và sau sự kiện để tối ưu hóa độ phủ sóng. Các dịch vụ quay phim, chụp ảnh chuyên nghiệp giúp khách hàng có được những hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ truyền thông lâu dài
  • Hỗ trợ nhân sự và đón tiếp: Đội ngũ lễ tân, PG chuyên nghiệp thân thiện, am hiểu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

Với dịch vụ trọn gói này, Will Event cam kết mang đến một sự kiện ra mắt sản phẩm mới chuyên nghiệp, đẳng cấp và thành công, giúp doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách hàng tiềm năng.

Thông tin liên hệ chi tiết:

CÔNG TY TNHH WILL EVENT

Một số hình ảnh tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm do Will Event thực hiện

Tổ chức sự kiện ra mắt sách Phụng Sự Dẫn Lối Thành Công

Tổ chức sự kiện ra mắt sách Phụng sự dẫn lối thành công vào ngày Ngày 27 tháng 6 năm 2024

Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới của Jasgold

Ngày 19/4/2022, Jasgold, thuộc công ty Jasmine ra mắt trà giảm cân Jasmine Tea.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới thành công nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ mang tới những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Will Event để được tư vấn hỗ trợ.

Chat ngay
Gọi ngay